Tin tức
Các lỗi thường gặp khi sử dụng lò vi sóng

Các lỗi thường gặp khi sử dụng lò vi sóng

03-11-2014, 11:27 am

Sự thuận tiện đã giúp lò vi sóng ngày càng được ưa chuộng. Với sự đơn giản khi sử dụng và đem lại nhiều tiện lợi cho cuộc sống, ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn cho mình một chiếc lò vi sóng trong không gian nấu nướng. Tuy nhiên có những sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà người nội trợ dễ mắc phải gây ra những tác động không nhỏ.

Sự thuận tiện đã giúp lò vi sóng ngày càng được ưa chuộng. Với sự đơn giản khi sử dụng và đem lại nhiều tiện lợi cho cuộc sống, ngày càng có nhiều gia đình lựa chọn cho mình một chiếc lò vi sóng trong không gian nấu nướng. Tuy nhiên có những sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà người nội trợ dễ mắc phải gây ra những tác động không nhỏ.

Dưới đây là 10 lỗi người dùng lò vi sóng máy mắc phải, bạn nên tìm hiểu qua để có cách sử dụng lò đúng cách và an toàn.

1. Thời gian gia nhiệt quá lâu. Thực phẩm đưa vào lò vi sóng để gia nhiệt hoặc rã đông, nếu để quá hai tiếng không lấy ra thì phải vứt bỏ, kẻo ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

2. Đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt. Làm như vậy sẽ gây biến dạng đồ nhựa, mặt khác dùng đồ nhựa thông thường sẽ sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.

3. Không được đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, dẫu có gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn. Vì vậy, thực phẩm đông lạnh cần đưa vào lò vi sóng rã đông trước, sau đó mới gia nhiệt nấu chín.

 

 

4. Đưa vào lò vi sóng những đồ đựng bằng kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men… vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn

5. Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Vì trên thực tế khi rã đông trong lò vi sóng, lớp bên ngoài thực phẩm được gia nhệt bằng nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Nếu đưa lại vào tủ lạnh chỉ làm ngừng sự phát triển chứ không thể tiêu diệt được số vi khuẩn đó. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.

6. Dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa… mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.

 

 

7. Dùng túi ni-lông trực tiếp bao gói thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.

8. Nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.

9. Đặt lò vi sóng trong phòng ngủ, đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.

10. Thao tác lâu trước lò vi sóng. Sau khi mở lò vi sóng, nên đứng cách xa ít nhất là 1 mét.

 

Tags: máy giặt electrolux, máy giặt lg, điều hòa daikin, điều hòa mitsubishi, tivi samsung, tivi lg

CÁC BÀI VIẾT KHÁC