03-08-2018, 9:42 am
Vận hành chiếc máy giặt không khó nhưng để sử dụng sao cho tối ưu nhất, máy bền vững, quần áo cũng được giặt sạch thì không phải chuyện dễ dàng.
Nếu bạn giặt quá tải không những không có không gian cho việc làm sạch quần áo khiến cho quần áo không được làm sạch mà việc giặt quá tải còn khiến máy nhanh bị hỏng do thiết kế của máy được thiết kế chỉ để chịu lượng giặt nào đó, vì thế khi bạn giặt quá tải thì khiến máy nhanh hỏng hơn. Bên cạnh đó, với lượng quần áo quá lớn, việc vắt khô không tách được hết nước khi giặt, do đó, tốn thêm chi phí và thời gian cho việc sử dụng máy sấy. Tuy nhiên, khối lượng đồ giặt mỗi lần ít hơn so với quy định của máy cũng không làm máy giặt tiêu thụ nước và điện năng ít đi.
Các loại máy giặt hiện đại thường có bộ phận cảm biến khối lượng quần áo giặt, điều chỉnh lượng nước tiêu thụ cho phù hợp nhưng mức tiêu thụ điện, nước và thời gian luôn sẽ là thấp nhất trên mỗi kg đồ giặt nếu bạn cho vào đầy lồng giặt. Vì vậy khi giặt đầy lồng giặt theo khối lượng đề nghị của nhà sản xuất sẽ giúp tiết kiệm tối ưu nhất.
Máy giặt lồng đứng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp, dễ thao tác.
Với loại máy lồng ngang, phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng. Máy có nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy, giá đắt
Loại lồng nghiêng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng; máy có nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy.
Người tiêu dùng nên chọn mua máy giặt có chức năng giặt tiết kiệm (Economy mode). Với máy giặt lồng ngang, nên mua loại có chức năng tạm dừng chu trình giặt để bổ sung thêm quần áo.
Thông thường các máy giặt mới có công nghệ giặt hiện đại phần lớp đã đáp ứng được độ sạch cần thiết khi giặt trong nước lạnh. Vì vậy để tiết kiệm điện năng tối đa thì không cần thiết sử dụng nước có nhiệt độ cao để giặt giũ. Đối với chăn, mền, ga trải giường…những đồ mà buộc phải giặt với nước nóng, thì bạn có thể để chế độ nước nóng trong chu trình giặt ban đầu và những chu trình còn lại cài đặt về chế độ nước bình thường để tiết kiệm điện hơn.
Phân loại quần áo cũng là cách tối ưu để tiết kiệm điện, vì với những quần áo cùng loại bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ máy giặt hơn cho hiệu quả giặt tối ưu và tiết kiệm điện.
Những máy giặt hiện có trên thị trường thường có ít nhất 3 mực nước cho từng chu trình giặt. Với những lượng quần áo giặt ít, bạn chỉ nên sử dụng mực nước thấp, với lượng quần áo nhiều hơn, bạn chọn mực nước phù hợp vừa đủ để giặt quần áo. Việc chọn mực nước phù hợp không chỉ tiết kiệm lượng nước sử dụng trong quá trình giặt mà với mực nước thấp hơn, chu trình giặt của máy giặt cũng được giảm bớt thời gian, qua đó, gián tiếp giảm được lượng điện tiêu thụ cho gia đình bạn.
Với những lượng quần áo ít, chỉ nên sử dụng chu trình giặt nhẹ, với mực nước ít nhất. Lượng quần áo lớn hơn bạn có thể tự ước lượng để chọn chu trình giặt phù hợp, tránh chọn những chu trình giặt kéo dài một cách không cần thiết. Tất nhiên là với những thứ như ga trải giường, chăn, gối…thì chu trình giặt mạnh kéo dài lại cần thiết.
Thường thì chế độ vắt thường đi kèm cùng chương trình giặt đã đặt trước đó. Tuy nhiên, để quần áo nhanh khô hơn, bạn có thể tùy chỉnh chế độ vắt phù hợp. Với những chăn mền, ga trải giường…thì nên chọn vắt cực khô, khi đó, sẽ tách lượng nước đọng trong vải ra nhiều hơn, do đó, tiết kiệm cho việc sử dụng máy sấy.
Lồng giặt chính là nơi tiếp xúc trực tiếp với quần áo, vậy nên sau khi sử dụng chúng ta nên vệ sinh lồng giặt, vệ sinh máy giặt đúng cách nhé, ngăn ngừa được sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho quần áo, vệ sinh máy giặt sẽ giúp quần áo được sạch hơn, tho tho, bảo vệ làn da đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đây là thao tác hết sức quan trọng trong quá trình giặt máy, phân loại quần áo màu, quần áo bẩn, chất liệu quần áo trước khi cho vào máy giặt sẽ giúp hiệu quả giặt máy tốt hơn, quần áo sạch hơn, tiết kiệm được thời gian, công sức, điện năng…Vì tiết kiệm thời gian mà vo giặt tất cả sẽ khiến quần áo phai màu, và những vết bẩn sẽ còn nguyên đó.