17-11-2014, 11:33 am
Hầu hết các loại máy móc đời mới đều rất thân thiện và dễ sử dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng một cách hợp lý để tiết kiệm được điện, nước và kéo dài tuổi thọ cả quần áo lẫn máy.
Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ với thời gian khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường chọn chế độ vừa từ 6-8 phút và chỉ có quần áo dày như Jean, kaki,… mới dùng chế độ giặt mạnh.
Nếu quần áo quá bẩn, thời gian giặt từ 10-12 phút, sau đó chuyển sang chế độ xả. Muốn tiết kiệm điện, nước và rút ngắn thời gian nhưng quần áo vẫn sạch, nên vắt hết nước bẩn sau lần giặt đầu tiên rồi hãy giặt tiếp. Vì khi ở chế độ xả, máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát hết ra bên ngoài.
Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20 phút bên ngoài, chà sạch các vị trí dễ két bẩn như cổ áo, cổ tay. Sử dụng bột giặt chuyên dụng dành cho máy giặt, ít bọt nhưng có khả năng tẩy rửa cao. Điều này khiến khi xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.
Quần áo dính nhiều xăng, dầu không được cho vào máy giặt. Quần áo đã dùng xăng để tẩy cũng không được giặt bằng máy vì rất có thể gây ra cháy, hỏng máy hay làm hỏng các quần áo khác.
Các loại quần áo như len, thun mỏng dễ giãn, da,…. Không nên giặt bằng máy vì các loại này không chịu được ma sát, giằng kéo. Tương tự như vậy các loại vải cao cấp cũng không nên giặt bằng máy, có thể làm quần áo bị sờn, bạc do ma sát mạnh.
Các máy giặt hiện đại đều có chế độ giặt nước nóng để tăng hiệu quả giặt tẩy, nhưng để tiết kiệm điện thì tùy mức độ sạch bẩn của quần áo để chọn nhiệt độ phù hợp. Nhiệt độ thích hợp nhất dùng cho máy giặt là 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt dễ hòa tan và ngấm tốt nhất vào quần áo, lôi kéo chất bẩn ra ngoài. Nếu nước nóng quá sẽ làm một số loại vải bị nhăn nhúm, mất tính đàn hồi.
Khi kết thúc quá trình giặt, nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy để tránh vi khuẩn sinh sôi trong điều kiện ẩm ướt.
Máy giặt đã trở thành một trong những vật dụng thiết yếu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, chọn lựa máy giặt phù hợp với túi tiền, nhu cầu sử dụng của từng gia đình lại là điều không đơn giản.
Loại cao cấp:
Nếu có thể chi từ 10 triệu đồng trở lên, bạn sẽ có nhiều lựa chọn với 5 chế độ cho một chương trình giặt, trong khi với các máy thông thường hiện nay chỉ có 3 chế độ. Tốc độ vắt sẽ là 1000-1200 vòng thay vì 500-600 như máy giặt thông thường. Công suất máy cũng lớn hơn có thể giặt tới 7kg đồ, trong khi những máy rẻ hơn chỉ giặt đc 4-5kg.
Đứng đầu bảng của danh sách “hàng giá cao” này là những sản phẩm máy giặt nhập khẩu như: máy giặt Electrolux, máy giặt LG,… với chúng, nỗi lo lắng về sự khác nhau của chủng loại quần áo, màu sắc sẽ bị loại bỏ bởi đã có chương trình lựa chọn chế độ giặt cho từng loại vải. Máy có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ nước giặt: chế độ giặt nhanh, giặt tiết kiệm nước, … hoặc lựa chọn tốc độ vắt cũng như mâm giặt đảo chiều để quần áo không bị rối.
Ngoài ra một số máy còn có chế độ ghi nhớ lại khoảng 3 chương trình giặt mà bạn hay sử dụng để có thể cập nhật cho lần giặt sau.
Máy giặt cao cấp còn có thể giúp bạn tiết kiệm kha khá tiền nước (7kg quần áo có thể chỉ mất 50 lít nước). Lồng giặt của chúng chũng được làm từ chất liệu bền hơn.
Máy giặt tầm trung
Dòng máy “tầm trung” hiện được bán khá nhiều với các nhãn hiệu: máy giặt Samsung, máy giặt Toshiba,… với mức giá 5-8 triệu đồng. Một chương trình giặt thường có 3 chế độ. Tốc độ vắt trung bình 600-800 vòng/phút và lượng nước tiêu thụ khoảng 80-100 lít cho một lần giặt 5kg.
Với giá tiền này bạn cũng đã sở hữu được những sản phầm có cửa ngang và cánh cửa có thể mở rộng đến 180 độ.
Máy giặt bình dân
Với 3-5 triệu đồng bạn vẫn có thể đưa về nhà một chiếc máy giặt với đầy đủ tính năng cơ bản của các hãng Sanyo, Samsung, LG, Daewoo,… Máy cũng có hẹn giờ, cài đặt các chế độ giặt tự động, một vài sản phẩm cũng được lắp đặt mâm xoay đảo chiều, bảng điều khiển bằng kỹ thuật số, cài đặt riêng các chế độ giặt cho từng loại vải, giặt bằng bọt tạo khí Nanosilver, chương trình giặt chăn, giặt tiết kiệm nước,…
Phần lớn các sản phẩm này là máy giặt cửa trên, kiểu dáng và bảng điều khiển được thiết kế đơn giản. Một số sản phẩm được lắp lồng giặt bằng nhựa. Dung lượng của dòng sản phẩm này không vượt quá 5kg quần áo.
Loại nào giặt sạch hơn
Trên thị trường hiện nay, máy giặt có 2 loại lồng đứng và lồng ngang. Trong đó loại từ 6,2kg-9kg với giá bán từ 3 triệu đồng cho đến trên 6 triệu đồng thường được nhiều người mua. Loại cửa đứng có ưu điểm là dễ sử dụng, ít hao điện hơn máy giặt lồng ngang (máy lồng ngang có thời gian giặt kéo dài 2 giờ, trong khi máy lồng đứng chỉ khoảng 30 phút), giá rẻ hơn,… Nhược điểm là dễ bị xoắn đồ nên giặt khó sạch hơn máy giặt lồng ngang.
Khi mua máy giặt lồng đứng nên chọn loại có mâm giặt truyền động trực tiếp sẽ có tốc độ quay ổn định hơn, còn máy giặt sử dụng dây curoa sau thời gian sử dụng hoặc khi hoạt động máy quá tải dây sẽ bị dãn, tốc độ quay sẽ giảm. Nên chọn loại máy có nhiều mâm giặt phụ, những mâm giặt này sẽ tạo thành nhiều dòng nước xoáy khác nhau, giúp quá trình giặt sẽ sạch hơn. Một số model máy có thêm bộ phận bơm hơi tạo bọt khí trợ giúp quá trình giặt tốt hơn.
Tham khảo: vietbao.vn
Tags: tivi lg, điều hòa daikin, máy giặt sanyo, lò vi sóng panasonic, tủ lạnh samsung, bình nóng lạnh ariston